Khi chơi đùa là lúc con bạn học tập và phát triển, và xem mọi người giao thiệp với nhau. Khi chơi và tò mò là lúc bé phát triển các năng khiếu về ngôn ngữ, xã giao như hợp tác và chia sẻ, và khả năng về thể chất và suy nghĩ như cách làm việc và mọi việc hoạt động như thế nào.
Chơi đùa là cách giúp em bé của bạn học hỏi và phát triển
Em bé phát triển nhanh chóng nhờ thể chất và não bộ tăng trưởng nhanh chóng. Bạn có thể giúp em bé tăng trưởng khỏe mạnh bằng cách đáp ứng, hoặc chơi với em bé theo cung cách quan tâm và dưỡng dục.
Là cha mẹ, bạn là người đầu tiên chơi với em bé, là người cung cấp một chỗ an toàn để thám hiểm và là người đem lại vui thú và sự quan tâm. Em bé rất thích giao thiệp và chơi đùa. Hãy dành thì giờ để chơi và tìm hiểu em bé. Hãy để ý xem em bé thích gì nhất và khi nào em bé thích chơi nhất.
Khi con bạn lớn hơn, các chuyên gia đề nghị là cha mẹ nên yểm trợ và khuyến khích các con chơi như sau:
- Chơi mạnh bạo – Bé trong tuổi chập chững cần vận động cơ thể ít nhất là 60 phút mỗi ngày để xương, bắp thịt, tim và phổi được mạnh mẽ và khỏe mạnh. Hãy thử chơi những trò như múa, nhảy dây, nhảy hoặc chạy.
- Chơi với các bé khác khi có thể được để giúp phát triển các năng khiếu xã giao như chia sẻ.
- Chơi theo những cách phát huy sáng kiến và khả năng tự diễn tả của bé.
Để em bé chơi đùa tự nhiên
Tuy bạn thỉnh thoảng có thể tổ chức các sinh hoạt chơi đùa cho con, hầu hết những lần chơi đùa nên để tự nhiên và không sắp xếp. Khi bé trong tuổi chập chững tự do khám phá và tự đi lại là lúc bé học hỏi được nhiều nhất. Hãy để cho bé tự đề xướng các loại chơi và cung cấp thêm đồ chơi mới hoặc sinh hoạt nào vui và bé thích.
Em bé học hỏi qua các trò chơi khác nhau.
Bạn có lẽ sẽ thấy bé chơi theo những cách sau đây:
- Chơi một mình: Đây là khi bé tự chơi một mình. Tất cả trẻ em đều thích có những lúc chơi một mình.
- Chơi song song: Trường hợp này là khi bé chơi bên cạnh một bé khác, nhưng không giao thiệp với nhau hoặc chơi với nhau. Em bé chập chững thích chơi song song để quan sát và thường bắt chước những bé khác.
- Chơi bắt chước: Em bé bắt chước lẫn nhau.
- Sinh hoạt xã giao: Đây là bước đầu dẫn đến việc chơi đùa với nhau. Trước khi bé được 2 tuổi hay 24 tháng, bé sẽ sẵn sàng chia sẻ đồ chơi và nói chuyện với các bé khác.
- Chơi hợp tác: Khi bé lớn hơn, bé sẽ bắt đầu chơi với các bé khác, thường là khi được 3 tuổi hay 36 tháng trở lên.