Đặc điểm của trẻ sơ sinh khoẻ mạnh

Những giây phút đầu tiên sau khi sinh có vai trò quan trọng đối với trẻ. Ảnh hưởng của môi trường và những sự thay đổi cơ thể của trẻ sơ sinh sẽ cho bạn biết bé có khỏe mạnh hay không.

Từ làn da màu hồng sẫm ở phút đầu tiền khi chào đời nó sẽ dần chuyển sang màu hồng nhạt đầy oxy và không khí, em bé của bạn sẽ mở mắt, sẽ chú ý đến giọng nói của mẹ và của ba. Điều quan trọng bây giờ là phải để em bé nghỉ ngơi đủ ấm trong vòng tay của mẹ hoặc trong nôi. Trẻ sơ sinh cần khoảng 6 tiếng yên tĩnh để các cơ quan chính cần cho sự sống điều chỉnh để thích ứng với môi trường bên ngoài. Cần phải biết rằng trẻ sơ sinh rất yếu ớt và tương lai của trẻ phụ thuộc vào những giờ đầu tiên sau khi chào đời. Bạn không cần quá lo lắng vì bé đã có những khả năng sống tự nhiên, chỉ có những bé đẻ non, thiếu cân, hoặc bị tiểu đường mới cần một chế độ chăm sóc đặc biệt. Nhu cầu quan trọng nhất của trẻ sơ sinh là bú đủ no và đủ ấm áp.

Đặc điểm của trẻ sơ sinh khoẻ mạnh

Các đặc điểm của trẻ sơ sinh

  • Cân nặng trung bình: khoảng từ 2.5kg – 4.5 kg
  • Chiều dài trung bình: khoảng từ 47 cm –54 cm
  • Chu vi sọ não trung bình: khoẳng từ 32cm –35cm
  • Phần đầu: rất mềm, xương sọ được liên kết với nhau bằng một màng rất nhỏ gọi là thóp.
  • Trẻ sơ sinh có hai thóp: thóp trước và thóp sau (sau gáy). Những giờ đầu sau khi sinh đầu bé thường dài và sẽ tròn dần sau khoảng 1 tuần tuổi.
  • Mắt: bé mở mắt ngay sau khi sinh và được nhỏ thuốc chống nhiễm trùng nhằm chống vi khuẩn. Mi mắt thường bị sưng nhưng sẽ hết sau 2 ngày.
  • Mũi: bé sẽ được thông mũi ngay sau khi sinh. Nêu nhỏ nước mũi thường xuyên để vệ sinh cho bé.
  • Tai: Ngay khi chào đời bé có khả năng nghe đặc biệt có thể nhận ra các giọng nói quen như của mẹ và bố. Nên tránh các tác động mạnh và tránh bật nhạc to có thể làm bé giật mình liên tục hoặc bị điếc. Khi trẻ khóc hoặc cựa quậy, hãy bế bé áp vào ngực bạn, đầu quay về tim bạn, hay nói chuyện với bé một cách dịu dàng, bé sẽ được trấn an nhanh chóng.
  • Da: khi vừa ra khỏi bụng mẹ, da bé được phủ một lớp dạng kem màu trắng, nhất là ở tay, bẹn, dưới đầu gối và ở lưng (gọi là da cáy) và lớp da này sẽ mất sau vài ngày.
  • Chăm sóc dây rốn: Dây rốn được cắt sau sinh, cách da khoảng 2-3cm, được kẹp bằng panh nhựa cho phép dây rốn có thể khô sau 4 –7 ngày. Hàng ngày tắm cần chăm sóc dây rốn cẩn thận và lau cẩn thận bằng cồn 700 và bông vô trùng. Luôn kiểm tra không cho phân và nước tiểu dây vào rốn trong 10 ngày sau khi cuống rốn rụng.
  • Bộ phận sinh dục: đôi khi bé gái có ra huyết trắng hoặc máu, đó là hoóc-môn của mẹ truyền cho bé qua máu và không có gì nguy hiểm cả. Đối với bé trai đôi khi tinh hoàn không xuống bìu, mọi việc sẽ trở lại bình thường trong vài tháng. Nên siêu âm bé nếu không thấy tinh hoàn vào ngày thứ 4 sau sinh.
  • Hô hấp: Ngay sau khi sinh bé cóthể tự thở, để giúp bé dễ thở hơn bác sỹ sẽ hút dịch ở mũi và xoa nhẹ nhàng ở phần ngực của bé. Thông thường trẻ thở từ 40-50 lần một phút và sẽ tăng lên khi trẻ khóc hoặc bú.
  • Phân và nước tiểu: Bé đi đại tiện thường xuyên ngay sau khi sinh, phân có màu xanh, hơi đen, dính gọi là phân su. Nếu trong 48 giờ không thấy có phân này thì cần đưa bé đi khám. Khoảng 2 ngày sau khi sinh, bé sẽ đi đại tiện sau mỗi lần bú mẹ, phân thường cómàu vàng hoặc lỏng, nếu trẻ bú bình, phân sẽ cứng và ít hơn. Nên cho trẻ uống nước nếu trẻ bú bình nhiều. Nước tiểu vàng và không có mùi. Bé thường xuyên đi tiểu rất nhiều, nên thay bỉm thường xuyên cho trẻ sau khoảng từ 3-4 tiếng một lần.
  • Giấc ngủ của trẻ sơ sinh: những ngày đầu tiên trẻ ngủ rất nhiều. Trong tháng đầu trẻ có thể ngủ 18-22 tiếng, giảm dần trong các tháng sau đó. Nên để trẻ ngủ yên tĩnh, tránh chuyển bé thường xuyên từ tay này sang tay kia, từ nơi này sang nơi khác. Chỉ nên bế trẻ khi cho trẻ bú, thay tã và tắm hàng ngày.