Ba tháng giữa của thai kỳ - Giai đoạn đẹp nhất

Tam cá nguyệt thứ hai (tức là 3 tháng nằm trong khoảng từ tuần lễ thứ 13 đến thứ 26 hay ba tháng giữa của thai kỳ) thuờng là giai đoạn đẹp nhất của thai kỳ.

Triệu chứng buồn nôn và mệt mỏi (thường gặp ở 3 tháng đầu) thường đã biến mất và bạn cảm thấy khỏe hơn và thoải mái hơn. Đây là thời gian tuyệt vời vì bạn cảm thấy em bé di động bên trong bạn và cuối cùng bạn bắt đầu lộ ra dáng vẻ có thai rõ ràng.

Trong tam cá nguyệt thứ hai, các xét nghiệm máu, xét nghiệm tiền thai, và siêu âm có thề xác nhận em bé khỏe mạnh và phát triển bình thường. Và nhiều phụ nữ nhận thấy rằng cuối cùng họ đã có thể nắm chắc việc sắp có em bé. Thời điểm này cũng là lúc bạn bắt đầu chia sẻ các tin tức tuyệt vời với gia đình, bạn bè và đổng nghiệp.

ba-thang-giua-thai-ky

Trong chương này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một ý niệm rõ ràng về tam cá nguyệt thứ hai của bạn sẽ như thế nào và một số vấn đề bắt đầu bạn chú ý (từ những cữ động của em bé đến những thay đổi về da, tóc của bạn, sự vụng về của bạn). Chúng tôi cũng nói cho bạn về siêu âm, chọc ối, và các xét nghiệm y khoa khác. Cuối cùng, chúng tôi đề cập đến những dấu hiệu về các trục trặc cùa thai kỳ.

Khám phá sự phát triển của em bé

Em bé của bạn phát triển nhanh chóng trong 3 tháng giữa thai kỳ. Thai dài khoảng 3 inch (8 cm) vào tuần lể thứ 13. Vào tuần lễ thứ 26, nó dài khoảng 14 inch (35 cm) và cân nặng khoảng 2,25 pound (tức 1,022 kg).

Vào khoảng giữa tuần lễ thứ 14 đến 16, các tay chân bắt đầu dài ra và bắt đầu trông giống như tay và chân chúng ta. Sự di chuyển có phối hợp của tay và chân cũng có thể thấy được trên siêu âm. Giữa tuần lể thứ 18 đến thứ 21, bạn bắt đầu cảm thấy thai cử động, mặc dù chúng không nhất thiết phải xuất hiện đều dặn suốt ngày.

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, đầu em bé lớn so với kích thước cơ thể nhưng vào giai đoạn này khi cơ thế phát triển, đầu em bé trớ nên tương xứng hơn với thân mình. Xương trở nên đặc và nhận biết được trên siêu âm. Vào giai đoạn sớm của 3 tháng giữa thai kỳ, thai trông có vẻ giống vật thể lạ nhưng vào tuần lề thứ 26, nó trông giống con người hơn. Thai cũng thể hiện nhiều hoạt động có thể ghi nhận đưọc. Nó không những di động mà còn hoạt động theo những chu kỳ thức ngủ đều đặn và nó có thể nghe và nuốt. Sự phát triển phổi tăng rỏ rệt giữa tuần lễ thứ 20 và 25. Vào tuần lề thứ 24, tế bào phôi bắt đầu tiết chất sunfactant. Đây là một chất hoá học có khả năng giúp phổi duy trùy tình trạng nở rộng. Giữa tuần lễ thứ 26 đến thứ 28, mắt (trước kia nhắm kín) mờ được và lông xuất hiện ờ đầu và thân mình. Lớp mỡ hình thành dưới da và hệ thống thần kinh trung ương trường thành ngoạn mục.

Vào tuần lễ thứ 23 đến thứ 24, thai được xem là có thể sống được, điều này có nghĩa là nếu nó được sanh ra vào thời điềm này thi nó có khả năng sống được nếu sanh ờ một trung tâm có khoa sơ sinh giàu kinh nghiệm trong việc chăm sóc trẻ sanh non. Một trẻ sanh non vào tuần lễ thứ 28 (sớm gần 3 tháng) và được chăm sóc tại khoa săn sóc đặc biệt thì có khả năng sống rất cao.

Việc nhận biết chắc chắn lần đầu tiên em bé cử động trong cơ thế bạn thì rất khó khăn. Nhiều phụ nữ cảm thấy các cừ động nhanh vào khoảng tuần lễ thứ 16 đến tuần lễ thứ 20. Không thể nói mọi phụ nữ đều có thể nói cảm giác đó thật sự là cử động của em bé. Một số cho đó là hơi (sôi bụng) nhưng đa số nghĩ rằng em bé cữ động. Vào khoảng tuần lễ thứ 20 và 22, cữ động của thai dễ dàng nhận biết hơn nhưng vẫn không phải là chắc chắn . Vào giai đoạn 4 tuần kế tiếp, chúng trở nên đều đặn hơn. Các em bé khác nhau có các kiểu cử động khác nhau. Bạn có thể để ý thấy rằng em bé của bạn có khuynh hướng cử động nhiều hơn vào ban đêm, có lẽ nó muốn tập dượt cho bạn quen với những đêm mất ngủ sau khi nó sanh ra! Hoặc bạn chỉ có thể nhận biết em bé cử động vào ban đêm vì lúc này bạn nằm yên tĩnh hơn. Nếu đây là đứa con thứ hai (hoặc thứ ba, thứ tư...), bạn có thể bắt đầu cảm nhận được cừ động của thai sớm hơn hai tuần lễ.

Nếu bạn không cảm thấy em bé cử động gì cả vào tuần lễ thứ 22, bạn hãy báo cho bác sĩ. Có thể Bác sĩ cho bạn đi khám siêu âm (đặc biệt nếu trước khi đó bạn chưa có đi siêu âm) để kiểm tra em bé. Một lý giải thướng gặp cho việc không câm thấy sự cử động của em bé là nhau thai đóng (làm tổ) ở thành trước của tử cung (tức là nhau thai nằm giữa em bé và da bụng của bạn). Nhau thai có vai trò như một tấm đệm và làm chậm thời gian mà bạn lần đầu tiên nhận biết cử động của thai.

Sau tuần lề thứ 26 đến 28, nếu bạn ngưng cảm thấy em bé cử động nhiều như thường lệ, bạn hãy gọi điện cho bác sĩ. Vào tuấn lễ thứ 28, bạn phải cảm thấy em bé cử động ít nhất 6 lần mỗi giờ sau khi bạn ăn tối. Nếu bạn không chắc là em bé có đang cử động bình thường hay không, bạn hãy nằm nghiêng sang trái và đếm các cử động. Nếu em bé cử động ít nhất 6 lần trong 1 giờ thì chắc chắn rằng nó hoãn toàn bình thường. Ngược lại, nếu bạn cảm thấy cử động của em bé ít hơn thông thường, bạn nên gọi điện cho bác sĩ.