Là một phụ huynh, bạn là người quan trọng nhất trong cuộc đời của bé. Bạn biết rõ nhất về con của bạn. Hãy luôn dõi theo từng giai đoạn phát triển của bé để có những hỗ trợ cần thiết giúp bé phát triển tối ưu.
Tại sao phải theo dõi từng giai đoạn phát triển của bé?
Theo dõi từng giai đoạn tăng trưởng trong quá trình phát triển của em bé là một cách trợ giúp nhanh chóng để bạn nhận ra các vấn đề có thể xảy ra trong khả năng nghe, nhìn và phát triển của bé. Bạn sẽ quan sát sự phát triển của bé trong các phạm vi về tư duy, kỹ năng xã hội, hoạt động nghe, nói và vận động. Một số kỹ năng vận động sử dụng cơ nhỏ (như ngón tay), các kỹ năng khác thì sử dụng những cơ lớn (như chân). Quan trọng là sự quan sát khả năng nghe nhìn của trẻ ở mỗi độ tuổi.
Theo dõi như thế nào
Chamsocembe.net sẽ liệt kê các khả năng mà bé đạt được theo từng giai đoạn tuổi tại mục: Giai đoạn phát triển
Mỗi mục tuổi liệt kê các hoạt động mà hầu hết các bé sẽ có thể thực hiện ở một thời điểm nào đó từ giai đoạn thứ nhất đến giai đoạn thứ hai trong mục đó. Ví dụ: khoảng 12 tháng, hầu hết các bé sẽ có thể thực hiện tất cả hoạt động đã được liệt kê trong mục từ 6 đến 12 tháng. Tuy nhiên, hầu hết các bé sẽ không thể thực hiện tất cả hoạt động này vào lúc 6 tháng tuổi. Điều này cũng đúng với mỗi mục tuổi. Do đó, đừng quá bận tâm nếu một trẻ ở giai đoạn bắt đầu của độ tuổi không thể thực hiện tất cả hoạt động. Vì các trẻ phát triển ở mức độ khác nhau, cho nên cũng đừng hoảng sợ chỉ vì bé có vẻ chậm trễ trong một nhiệm vụ.
Giai Đoạn Sơ Sinh Đến Sáu Tuổi. Đọc các hoạt động được liệt kê theo độ tuổi và theo khả năng nghe nhìn của bé. Quan sát và lắng nghe khi bé chơi đùa. Bé có thể thực hiện các hoạt động không? Quan trọng là bé có thời gian, không gian và đồ vật cần cho mỗi hoạt động. Ví dụ: đừng nói rằng bé không thể vẽ một khuôn mặt nếu bạn không đưa cho bé giấy và một bút chì hoặc bút chì màu. Bạn có thể muốn quan sát và lắng nghe một bé qua nhiều ngày. Nếu một bé ở độ tuổi lớn hơn trong một mục không thể thực hiện được tất cả hoạt động, thì gia đình có thể chia sẻ các quan sát của mình với một chuyên viên mà họ có thể quan sát cẩn thận hơn về sự phát triển của bé.
Khi nào nên quan sát
Quan sát và lắng nghe bé trong khi đang chơi đùa. Bạn đang tìm kiếm những gì mà bé thường thích. Không nên đánh giá lúc bé đang bệnh.