Dinh dưỡng hợp lý với sự tăng trưởng của bé

Dinh dưỡng hợp lý có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của em bé.

Quá trình tăng trưởng và phát triển của cơ thể chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ dinh dưỡng. Đối với em bé, nếu bị tổn thương nặng nề về dinh dưỡng và chuyển hoá ở một thời điểm nhất định sé gây suy yếu các cơ quan và chưc năng đang hoàn thiện mà sau này ít hoặc không thể hồi phục được.

Dinh dưỡng hợp lý với thể chất

Dinh dưỡng hợp lý với thể chất

Sự phát triển của cơ thể nói chung phụ thuộc vào nhiều yếu tố: di truyền, nội tiết và dinh dưỡng. Yếu tố di truyền, nội tiết đảm bảo tiềm năng phát triển nhất định, dinh dưỡng hợp lý cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để tối ưu tiềm năng phát triển đó. Tác động của dinh dưỡng đối với sự phát triển là khác nhau giữa các bé và các lứa tuổi.

Khi thiếu ăn tạm thời có thể phát triển chậm lại nhưng tình trạng đó có thể được phục hồi khi ăn đầy đủ. Tuy nhiên, trong trường hợp dinh dưỡng không hợp lý kéo dài có thể cản trở quá trình phục hồi đó. Vì thế, dinh dưỡng hợp lý của bé cần được quan tâm đặc biệt.

Cung cấp đủ năng lượng là yếu tố cần thiết để bé tăng trưởng tốt

Các hoạt động sống, quá trình tăng trưởng, tồn tại và phát triển của cơ thể đều cần năng lượng. Đơn vị đo năng lượng là Ki lo Calo (Kcal). Khi chuyển hoá các chất glucid, lipid, protein trong cơ thể sẽ sinh ra năng lượng. 1 gam protein cung cấp 4 Kcal, 1 gam glucid cung cấp 4Kcal và 1 gam lipid cung cấp 9Kcal. Cơ thể trẻ em cần năng lượng cho chuyển hoá cơ bản, cho các hoạt động và cho tăng trưởng.

Cơ thể có 3 nguồn dự trữ năng lượng. Đó là lipid trong các tổ chức mỡ (mỡ dưới da và mỡ trong ổ bụng); glycogen chủ yếu ở gan, một ít ở cơ và protein. Khi bữa ăn không cung cấp đủ năng lượng hoặc thiếu protein - năng lượng thường kèm theo chán ăn và tăng tỉ lệ mắc bệnh nhiễm khuẩn dẫn đến chậm tăng trưởng, còi cọc hoặc gầy mòn; nếu năng lượng ăn vào vượt quá nhu cầu kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng thừa cân và béo phì.

Protein/chất đạm có vai trò tạo hình giúp em bé tăng trưởng tốt

Với thành phần là các acid amin, protein đã tạo nên tế bào và là yếu tố tạo hình chính. Quá trình lớn của bé, từ việc hình thành khối cơ, quá trình đổi mới tế bào và phát triển của cơ thể điều gắn liền với quá trình tổng hợp protein. Dấu hiệu đầu tiên của thiếu protein là chậm lớn, tiếp theo là thành phần hoá học, cấu trúc hình thái của xương thay đổi và ảnh hưởng đến tầm vóc khi trưởng thành.

Protein sẽ được sử dụng để cung cấp năng lượng cho cơ thể nếu năng lượng từ glucid và lipid trong khẩu phần không đủ. Vì thế cần đảm bảo cho bé 1 -3 tuổi ăn 90 - 100g và bé 4-6 tuổi ăn 120-140g thức ăn giàu chất đạm/ngày như thịt/cá/trứng... Nâng cao toàn diện chất lượng và số lượng khẩu phần là biện pháp hợp lý và có hiệu quả nhất để phòng các bệnh do thiếu protein.

Lipid/chất béo với quá trình tăng trưởng của em bé

Lipid là nguồn cung cấp năng lượng, các acid béo và là dung môi hoà tan các vitamin tan trong chất béo (vitamin A, D, E và K). Gía trị sinh học của các vitamin tan trong chất béo phụ thuộc vào khả năng hấp thụ lipid của cơ thể. Bữa ăn hằng ngày quá nghèo lipid dễ dẫn đến thiếu năng lượng mà hậu quả là chậm tăng trưởng và suy dinh dưỡng. Tiêu thụ quá nhiều lipid có thể dẫn đến thừa cân - béo phì, có liên quan đến các bệnh mãn tính không lây và hội chứng rối loạn chuyển hoá khi trưởng thành. Lipid còn tham gia điều hoà hoạt động của cơ thể, đóng vai trò rất quan trọng trong cấu tạo và hoạt động sống của tế bào. Mỗi bữa ăn của bé nên có 6-8 ml chất béo, gồm dầu thực vật va mỡ động vật, với tỉ lệ như nhau.

Glucid/chất bột đường

Nguồn chất dinh dưỡng

Nguồn cung cấp chất dinh dưỡng

Là nguồn năng lượng chính, không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày. Nên cho bé ăn các loại thực phẩm cung cấp chất bột đường hấp thu chậm như cơm, bánh mì, khoai củ, .. Hạn chế chất bột đường có trong nước ngọt, bánh kẹo, thức uống có đường...

Các vitamin và các chất kh
oáng

Không phải là những chất cung cấp năng lượng cho cơ thể nhưng giữ vai trò rất quan trọng. Các vitamin và chất khoáng tham gia vào quá trình chuyển hoá để sinh ra năng lượng, điều hoà cân bằng nội môi, tham gia vào thành phần cấu tạo của xương, răng, hông cầu, của các enzyme, các hormone... điều hoà các quá trình trao đổi chất và tăng trưởng cơ thể.