Các dấu hiệu chuyển dạ khi đẻ

Thời điểm sinh nở được bắt đầu bằng một giai đoạn gọi là chuyển dạ. Ở giai đoạn này, người mang thai sẽ cảm thấy các cơn co tử cung ngày càng tăng dần cả về cường độ lẫn mức độ.

Khi chuyển dạ sản phụ sẽ cảm thấy các cơn co này lan ra khắp tử cung và sẽ đến ngày càng mau hơn khoảng 3-5 phút một cơn đau. Túi nước ối của bạn đôi khi sẽ vỡ trước khi cảm thấy đau và nhất là vào trước ngày sinh nở. Đó là dấu hiệu khẩn cấp và bạn cần phải đi khám ngay lập tức nhất là khi không thấy có cơn đau nào.

chuyển dạ trước khi sinh

Quá trình đẻ thường sẽ trải qua các giai đoạn sau:

- Xoá cổ tử cung: rất khác nhau tuỳ từng sản phụ, nó có thể xảy ra mà sản phụ không biết và không cảm thấy đau. Cổ tử cung mở khoảng từ 1 -10cm cho phép đầu thai nhi có đường kính khoảng 9-10cm lọt qua. Thời gian từ lúc cổ tử cung bắt đầu bị xoá đến lúc mở hoàn toàn tùy thuộc từng sản phụ có thể kéo dài từ 8-10giờ.

- Rặn đẻ: khi cổ tử cung mở đến mức hợp lý (tốt nhất là đã mở hoàn toàn) sản phụ sẽ rặn đẻ. Khi việc rặn đẻ có hiệu qủa, đầu thai nhi sẽ ra trước sau đó đến tay, thân và chân.

- Sổ rau: sau khi đứa trẻ chào đời, sản phụ sẽ có một thời gian nghỉ ngơi khoảng 15-20phút trƣớc khi xổ nhau thai. Sau khi xổ nhau thai, sản phụ sẽ được khâu tầng sinh môn và làm vệ sinh và đưa về phòng hồi sức.

Bạn nên sinh mổ nếu có các triệu chứng sau khi chuyển dạ:

- Thai nhi của bạn quá to.

- Khung chậu cảu bạn quá hẹp.

- Tử cung bị dị thường.

- Mắc bệnh cao huyết áp.

- Thai đôi.

- Rau tiền đạo hoặc chảy máu.

- Ngôi ngược.

- Mắc bệnh tiểu đường.

- Cảm thấy mệt mỏi , suy nhược trong quá trình mang thai.

- Trong các trường hợp có dấu hiệu suy thai hoặc không giãn cổ tử cung hay sa dây
rốn.

- Sản phụ bị nhiễm các bệnh do virus hoặc herpes.

Đây là khuyến cáo chung dành cho các bà mẹ mang thai ở tuần thứ 36

- Tuyệt đối không làm việc và vận động mạnh, bạn nên nghỉ ngơi nhiều để dành sức cho việc đẻ

- Hãy luôn trong tư thế sẵn sàng để sinh vào bất cứ lúc nào

- Hạn chế quan hệ tình dục trong tháng cuối